Tin tức
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp chiều ngày 7/9/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công (NCC) tại trụ sở Chính phủ.
Về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động đang làm việc tại DN, theo ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện chính sách thu BHXH theo Luật BHXH (sửa đổi). Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay đang là 32,5%, trong đó chủ sử dụng lao động phải chi trả 22%. Nhiều chủ sử dụng lao động đề nghị giảm từ 22% xuống 18% do lo lắng tăng chi phí chi trả. Do đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tính toán xin giảm tỷ lệ đóng góp một số chi phí BHXH cho DN.
Ông Huân cho biết, ngày 2/8/2016, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu lên tới 7,3% so với năm 2016. Mức tăng 7,3% đã nhận được sự đồng thuận dù trước đó phía tổng liên đoàn đưa ra trên 10% còn VCCI chỉ đề nghị tăng 4% - 5%. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn 3 hiệp hội: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số hiệp hội nước ngoài vẫn tiếp tục đề nghị năm 2017 chưa nên tăng lương tối thiểu vùng.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị LĐ-TB&XH hoàn tất việc lấy ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội DN về phương án mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 9 này.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao Bộ LĐTB&XH tiếp tục đánh giá mức lương tối thiểu này tác động tới đời sống của người lao động, doanh nghiệp; nghiên cứu bổ sung, sửa đổi căn cứ mức xác định tiền lương tối thiểu vùng; tăng cường giải pháp cung cấp thông tin thị trường lao động để bảo đảm đồng thuận xã hội trong thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng hằng năm; tổ chức sơ kết 4 năm hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, báo cáo Thủ tướng kiện toàn Hội đồng nhằm nâng cao chất lượng các khuyến nghị với Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, BHXH và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Mới đây, ngày 11/8/2016, VASEP cũng đã gửi Công văn số 123/2016/CV-VASEP tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét không tăng lương tối thiểu năm 2017, đồng thời cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng (LTT) lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp nhất cho người lao động.
VASEP cho rằng, mức tăng LTT hiện đang cao hơn nhiều so với chỉ số tiêu dùng (CPI), điều đó cho thấy đã đến thời điểm xem xét ngừng tăng LTT để bù lại cho DN và chính người lao động, giúp ổn định phát triển sản xuất và cải thiện năng lực cạnh tranh. Hiện nay, các DN chế biến thủy sản đã và đang trả lương cho người lao động luôn cao hơn lương tối thiểu từ 50-70%. Thực tế LTT là lương nền cho việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn 2% quỹ lương. Trong khi đó, mức đóng riêng cho khoản BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam cũng đang rất cao so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tăng LTT hàng năm chỉ làm tăng thêm phần nộp vào quỹ bảo hiểm và quỹ kinh phí công đoàn trong khi DN không thể lấy khoản nào để bù cho việc tăng các khoản nộp khấu trừ vào lương do tăng LTT hàng năm trong khi năng suất lao động không tăng…
Trước những vấn đề khó khăn của các DN sử dụng nhiều lao động như DN ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và chỉ nên điều chỉnh tăng sau 2-3 năm/lần, thay vì là hàng năm như hiện nay. Theo VITAS, chính sách tăng lương tối thiểu thường xuyên đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… đang gây rất nhiều khó khăn cho DN. Chỉ tính từ giai đoạn 2008 - 2016 mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm và đối với các DN FDI đã tăng 18,1%/năm.
Các bài viết khác
- Công văn 3556/VPCP-NN: tiếp tục triển khai kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên l (May 13, 2019 at 11:09 am)
- Tranh cãi về phốt pho trong nước thải chế biến thủy sản (October 24, 2017 at 09:50 am)
- Châu Âu 'rút thẻ vàng' với hải sản Việt Nam (October 24, 2017 at 09:31 am)
- VASEP góp ý Dự thảo QCVN 11:2017 về nước thải chế biến thủy sản (October 17, 2017 at 10:31 am)
- Từ 1/1/2018 sẽ tăng thêm các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc (July 14, 2017 at 10:45 am)
- Kiến nghị được xác định nguyên liệu, vật tư dư thừa trong hợp đồng gia công không quá 3% (July 06, 2017 at 10:22 am)
- Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu (August 24, 2016 at 01:54 pm)
- Quy định tần suất kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia (August 02, 2016 at 11:36 am)
- Công văn số 116/2016/CV-VASEP:Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 (August 02, 2016 at 11:17 am)
- Đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và lấy căn cứ mức sống tối thiểu! (July 05, 2016 at 02:43 pm)
- Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh (July 05, 2016 at 09:55 am)
- Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu (June 01, 2016 at 11:33 pm)
- Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng (June 01, 2016 at 11:29 pm)
Tin đọc nhiều nhất
-
Việt Nam phát triển ngành công nghiệp tôm: Công nghệ
( Fisheries Vietnam ) - Every fairs or exhibitions are separate criteria , VietShrimp 2016 will focus on technology , technical equipment and shrimp . The Organizing Committee would like to introduce some of the leading technologies in the field of fisheries . (Thủy sản Việt Nam) - Mỗi hội chợ hay hội chợ triển lãm đều có tiêu chí riêng, VietShrimp 2016 sẽ tập trung đến công nghệ, thiết bị và kỹ thuật nuôi tôm. Ban tổ chức xin giới thiệu một số công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản. -
Mời doanh nghiệp Việt Nam tham gia đoàn khảo sát thị trường Bắc Âu từ 8-16/6/2016
Trong khuôn khổ Dự án FLC14-04 - chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu nông thủy sản sang khu vực thị trường Phần Lan và Bắc Âu -
Thủy sản 2016: Khó khăn chất chồng
Mục tiêu đạt trên 7 tỉ USD cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sẽ rất khó trở thành hiện thực nếu không tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh.

Kiến nghị được xác định nguyên liệu, vật tư dư thừa trong hợp đồng gia công không quá 3%
Ngày 27/6/2017, VASEP đã gửi Công văn số 81/2017/CV-VASEP tới Bộ Tài chính kiến nghị các vướng mắc của DN khi xác định...
TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU 2017: Hội đồng Tiền lương nói tăng. Doanh nghiệp đề nghị không!
(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tiếp tục đánh giá...
Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu toàn cầu độc lập đã chỉ ra tầm quan trọng của tính bền vững trong tiêu thụ sản phẩm...
Quy định tần suất kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia
(vasep.com.vn) Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo của...
Công văn số 116/2016/CV-VASEP:Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017
Ngày 22/7/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 116/2016/CV-VASEP gửi Ủy Ban...
Đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và lấy căn cứ mức sống tối thiểu!
(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), mức tăng lương tối thiểu 12,4% của năm 2016 và việc tăng thường...
Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015, Bộ Nông nghiệp và...
Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu
(Thủy sản Việt Nam) - Phải khẳng định một điều rằng, sản phẩm thủy sản Việt Nam rất đa dạng, phong phú chủng...