Tin tức

Quy định tần suất kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia
(vasep.com.vn) Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo của Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia về tần suất kiểm tra lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia.

Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia-New Zealand đã phân loại thực phẩm NK vào Australia theo nhóm sản phẩm (bao gồm nhóm sản phẩm rủi ro và nhóm sản phẩm giám sát) và chế độ kiểm tra NK tương ứng theo từng nhóm.

Đối với các cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam có lô hàng bị cảnh báo đã có báo cáo điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm tra phù hợp và có văn bản đề nghị cơ quan thẩm quyền Australia dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường, cơ quan thẩm quyền Australia đã cung cấp thông tin trả lời.

Như vậy, theo quy định của Australia, việc dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thủy sản của các DN bị cảnh báo hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra NK  đối với các lô hàng tiếp theo của DN.

Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông báo để các DN cập nhật và tuân thủ các quy định của cơ quan thẩm quyền Australia.

Nhóm sản phẩm thủy sản rủi ro, gồm: NT2MV;  giáp xác luộc/tôm; cá thu/cá ngừ; cá đã chế biến và ăn liền; thủy sản phối trộn.

Tỉ lệ kiểm tra ban đầu của nhóm sản phẩm rủi ro là 100% các lô hàng. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỉ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 25%. Nếu 20 lô hàng liên tiếp sau đó đạt yêu cầu, tỉ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 5%. Nếu có bất kỳ lô nào không đạt yêu cầu thì sẽ quay lại tỉ lệ kiểm tra 100% như lúc đầu.

Nhóm sản phẩm thủy sản giám sát, gồm: Cá, bột cá tươi, ướp lạnh, đông lạnh, khô, ướp muối; cá mòi, cá hồi và sản phẩm dạng mắm từ cá đã sơ chế, bảo quản hoặc đóng hộp. Nhóm sản phẩm thủy sản cần giám sát thứ hai là cá/giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh) có nguồn gốc nuôi trồng.

Tần suất kiểm tra nhóm thủy sản giám sát theo tỉ lệ kiểm tra ban đầu là 5%. Nếu có lô hàng vi phạm, tỉ lệ kiểm tra sẽ là 100%. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỉ lệ sẽ giảm xuống còn 5%.

Ngọc Thủy

Các bài viết khác

Tin đọc nhiều nhất

Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu

Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu 4172

(Thủy sản Việt Nam) - Phải khẳng định một điều rằng, sản phẩm thủy sản Việt Nam rất đa dạng, phong phú chủng loại và ngày càng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tại thị...

Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu

Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu 3667

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu toàn cầu độc lập đã chỉ ra tầm quan trọng của tính bền vững trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng

Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng 3572

(Thủy sản Việt Nam) - Sản phẩm sinh học và các giải pháp sinh học để thay thế kháng sinh và chất kháng khuẩn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản; điển hình như...

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh 2872

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát đề xuất bãi bỏ 13 TTHC, đơn giản hóa 54 TTHC...

Công văn số 116/2016/CV-VASEP:Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017

Công văn số 116/2016/CV-VASEP:Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 2819

Ngày 22/7/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 116/2016/CV-VASEP gửi Ủy Ban các Vấn đề Xã hội của Quốc Hội, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ...

Thị trường xuất khẩu
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến