Tin tức

Công văn số 116/2016/CV-VASEP:Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017
Ngày 22/7/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 116/2016/CV-VASEP gửi Ủy Ban các Vấn đề Xã hội của Quốc Hội, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia v.v Kiến nghị về việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017.

Ngành thủy sản không chỉ gắn liền với lực lượng đông đảo lao động nông – ngư dân và công nhân, mà đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, với kim ngạch xuất khẩu 7 - 8 tỷ USD/năm trong thời gian hiện tại, tăng trưởng trung bình 8 -10%/năm.

Theo dự kiến, trong tháng 7/2016, Hội đồng tiền lương Quốc gia tiếp tục nhóm họp để thống nhất quy định phương án tăng lương tối thiểu (LTT) trong năm 2017. Đây là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay.Trên cơ sở Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP của Chính phủ, sau khi lấy ý kiến từ các DN thành viên, căn cứ vào tình hình sản xuất-kinh doanh và bối cảnh kinh tế, xã hội thực tế hiện nay của Việt Nam, Hiệp hội VASEP xin có một số báo cáo và kiến nghị cụ thể về việc tăng lương tối thiểu (LTT) trong năm 2017 như sau:

I. Về tác động của việc tăng LTT đối với lương và phúc lợi của người lao động.

II. Điều kiện kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực:

III. Tương quan giữa tốc độ tăng Năng suất Lao động (NSLĐ) và tăng tiền lương

IV. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Với các cơ sở nêu trên, Hiệp hội VASEP trân trọng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng tiền lương Quốc gia và Bộ LĐ-TB và XH:

1. Giữ nguyên mức LTT như năm 2016, không tăng LTT trong năm 2017.

2. Giãn thời gian tăng LTT từ 1 năm/lần lên 2-3 năm/lần vì mỗi lần tăng LTT, bên cạnh việc tăng chi phí, các DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho DN.

3. Không lấy LTT làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng BH, kinh phí Công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho người lao đông không thấp hơn LTT do Nhà nước quy định nhưng có quyền lựa chọn kết cấu tiền lương để khuyến khích người lao động nhằm nâng cao NSLĐ và hiệu quả công việc.

Đỗ Hương

Các bài viết khác

Tin đọc nhiều nhất

Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu

Nghịch lý tiêu thụ nội địa khó hơn xuất khẩu 4228

(Thủy sản Việt Nam) - Phải khẳng định một điều rằng, sản phẩm thủy sản Việt Nam rất đa dạng, phong phú chủng loại và ngày càng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tại thị...

Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu

Người tiêu dùng thủy sản ưu tiên tính bền vững hơn giá và thương hiệu 3701

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu toàn cầu độc lập đã chỉ ra tầm quan trọng của tính bền vững trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng

Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng 3609

(Thủy sản Việt Nam) - Sản phẩm sinh học và các giải pháp sinh học để thay thế kháng sinh và chất kháng khuẩn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản; điển hình như...

Quy định tần suất kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia

Quy định tần suất kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu vào Australia 3041

(vasep.com.vn) Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa nhận được thông báo của Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia về tần suất kiểm tra lô hàng thủy sản...

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu, cắt giảm thêm 30 TTHC, đơn giản hóa 60 TTHC trong lĩnh 2894

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát đề xuất bãi bỏ 13 TTHC, đơn giản hóa 54 TTHC...

Thị trường xuất khẩu
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến